SẬP VẢI TỦ CHE TÍCH
TU TICH MOC
SAP CAY
SẬP CÂY DÀY
TU CHE TICH
Sập Vải
Tủ Chè Tích Đặc biệt
ghe mun2
vang mun
ghe mun2
Bàn thờ To
Rồng Chủ
Thứ ba, ngày 5/11/2024
  Tiếng Việt
ANH-THUMNAIL
http://www.dogolaxuyen.com.vn/
Nhà Thuốc Nam Gia Truyền
MOI QC
LOGO
Tin&Ảnh Đẹp Mới Cập Nhập
Kết quả hội thảo về phương pháp chữa bệnh của thần y lang thang Võ Hoàng Yên
Cập nhật:14:45 ngày 22/02/2012 4/8/2011
Kết quả hội thảo về phương pháp chữa bệnh của thần y lang thang Võ Hoàng Yên: Có kết quả tức thời nhưng cần nghiên cứu thêm
Ông Yên đang chữa bệnh thực nghiệm tại chỗ cho người bệnh.

Như ĐS &PL đã đưa tin, ngày 29/7, các cơ quan chức năng đã tổ chức buổi hội thảo về phương pháp chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên tại tỉnh Bình Phước. Tại hội thảo, các cơ quan chức năng cũng đã tổ chức cho ông Yên trực tiếp chữa cho một số bệnh nhân bị câm điếc và bại liệt để thực chứng. Kết thúc hội thảo, phần lớn các chuyên gia có mặt đều thừa nhận phương pháp chữa bệnh của ông Yên có hiệu quả với một số bệnh nhân. Tuy nhiên đây là phương pháp mới nên cần được tổ chức nghiên cứu sâu hơn.

Áp dụng phương pháp chữa bệnh của võ thuật?

Sau khi chứng kiến ông Yên chữa thực nghiệm và nghiên cứu các tại liệu, các nhà chuyên môn đã thảo luận về phương pháp xoa bóp, day ấn huyệt để phục hồi chức năng một số bệnh bại liệt, câm điếc, thoái hóa cột sống và tháo gỡ vướng mắc về hành nghề theo pháp luật của ông Võ Hoàng Yên.

Bác sỹ Quách ái Đức, PGĐ Sở Y tế tỉnh Bình Phước nhận xét: "Tôi tạm gọi đây là phương pháp mới nhưng chưa rõ là có hiệu quả tạm thời hay lâu dài. Các trường hợp đưa ra chữa bệnh tại hội thảo có giảm bệnh tức thời nhưng chưa đủ chứng cứ để công nhận. Do đó, ngành y tế chưa có kết luận mà phải tiếp tục theo dõi, điều trị các bệnh nhân trong thời gian tới mới có kết luận chính thức. Sở Y tế Bình Phước sẽ kiểm định phương pháp này thông qua nhiều bước, thực hiện đúng theo quy trình do Bộ Y tế quy định. Còn về vấn đề có cho phép chữa bệnh hay không thì phải thông qua Hội đồng khoa học kỹ thuật nghiệm thu đề tài khoa học của ông Võ Hoàng Yên”.

Còn theo GS. Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện y học cổ truyền Việt Nam, ủy viên Ban thường vụ Tổng hội Y học Việt Nam thì khẳng định: ông Yên đã làm được điều mà y học hiện đại chưa làm được. "Kết quả của phương pháp điều trị quá rõ ràng, mọi người tham dự hội thảo đều đã nhìn thấy. Theo tôi phương pháp chữa bệnh này là tác động trực tiếp vào các cơ quan bị hư tổn để phục hồi chức năng. Về cách chữa bệnh bại liệt, đây là một cách xoa bóp trong võ đạo ứng dụng vào y học, tác động chủ yếu lên khớp và gân, cơ bị tổn thương. Phục hồi chức năng mà có hiệu quả ngay tức thời là điều mà y học hiện đại chưa làm được. Các tổn thương như chân liệt thẳng, tay liệt co, bàn chân bị lệch là do rối loạn hoạt động các nhóm cơ. Căn cứ vào các động tác ông Yên đã làm, đầu tiên là tác động vào các huyệt đạo làm cơ mềm ra, tác động tiếp vào các khớp để phục hồi vận động, khớp hoạt động được kéo theo cơ hoạt động tốt hơn, do đó bệnh nhân tự đứng, đi được. Phục hồi chức năng ở tay cũng tương tự, tuy nhiên tay chỉ để ngang được, hoặc đụng mũi, tóc chứ chưa đưa thẳng lên được, đó là do khớp vai phục hồi chưa tốt, bệnh nhân cần phải tập luyện nhiều khi về nhà”, GS. Châu nhận xét.

Giải thích về phương pháp của ông Yên. GS. Châu nói: "ông Yên đã tác động các huyệt đạo ở tai, kích thích mạnh bằng cách vỗ vào tai, dẫn truyền thần kinh số 8, nếu là tổn thương nhẹ thì sẽ nghe được, nặng thì không được. Động tác kéo, xoay lưỡi mục đích là để phục hồi chức năng cơ ở lưỡi, trong y học chưa thấy ai làm như vậy. Bệnh nhân đã có cảm giác nghe, nói chưa rõ ràng là kết quả tức thời, còn lâu dài thì cần phải luyện tập. Trước đây khi tôi làm ở Viện Y học cổ truyền Việt Nam, viện đã mời 52 người có phương pháp hay mà chưa có giấy phép hành nghề về viện để tiếp tục nghiên cứu, chữa bệnh, có đội ngũ thầy thuốc giúp các việc bốc thuốc, tổng kết báo cáo về hiệu quả chữa bệnh”.

Cho tiếp tục chữa bệnh để nghiên cứu sâu

Còn bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương, GĐ Sở Y tế tỉnh Quảng Bình thì cho rằng: "Vấn đề phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị bại liệt, câm điếc mất rất nhiều thời gian và công sức, nhiều người bị tàn phế suốt đời. Kết quả bước đầu như vậy là rất khả quan, phương pháp của ông Yên không thể thần kỳ làm hết bệnh ngay lập tức mà phải chữa trị kéo dài, có tái khám; cần cộng đồng, gia đình giúp đỡ cho bệnh nhân tập luyện. Bác sỹ Trương Hữu Nhàn, GĐ Viện Y học Cổ truyền tỉnh Bình Phước nhận xét thêm: "Trước và sau khi điều trị chưa đo các chỉ số của bệnh nhân nên chưa đủ căn cứ kết luận. Kết quả khảo sát 10 bệnh nhân đã điều trị cũng chưa đủ cơ sở kết luận, do chỉ dùng phương pháp hỏi là chính. Do đó sau hội thảo để đưa ra kết luận hiệu quả hay không là chưa có cơ sở”.

Hội thảo nghe ý kiến thảo luận của GS. Nguyễn Văn Hàm; lương y Trần Nam Hoàn, Phó chủ tịch hội Đông y TP.HCM; Luật sư Trần Minh Chí, Đoàn luật sư TP.HCM; các bác sỹ Đông y, Tây y và nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Phần lớn các ý kiến đều đề nghị cần có nghiên cứu chính thức để ông Yên được hành nghề hợp pháp, bệnh nhân và thân nhân mong mỏi trong thời gian chờ cấp phép, ông Yên vẫn được khám chữa bệnh, như là bước đầu để thực hiện đề tài.

Thay mặt Ban tổ chức hội thảo, ông Nguyễn Văn Thỏa, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học &Kỹ thuật tỉnh Bình Phước kết luận: "Qua phản biện của các nhà chuyên môn và nhiều bệnh nhân đã được ông Yên điều trị trong thời gian qua, kết quả bước đầu là thực tế đáng ghi nhận. Chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến kết luận của các nhà chuyên môn, sau đó đề nghị UBND tỉnh cho phép thực hiện tiếp một đề tài nghiên cứu khoa học về cách trị bệnh của ông Yên. Trước mắt, trong thời gian chờ làm một đề tài nghiên cứu nghiêm túc, chúng tôi có văn bản đề nghị UBND tỉnh và ngành y tế cho phép ông Yên được điều trị bệnh hợp pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó có sự tham gia giám sát của Liên hiệp các Hội Khoa học -Kỹ thuật và ngành y tế”.

Gia An (Ghi)

                              Bộ Y tế ủng hộ cho tiếp tục nghiên cứu

Có mặt và phát biểu tại cuộc hội thảo này, bác sỹ Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Vụ trưởng vụ y học cổ truyền Bộ y tế (ảnh) nói: Bộ Y tế rất hoan nghênh mọi người, tổ chức, cá nhân cùng đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân. ông Yên cũng đã xác nhận là một công dân cần tuân thủ theo luật pháp, còn chúng ta phải có trách nhiệm trả lời cho mọi người bằng cách nghiên cứu, đánh giá tính an toàn, hiệu quả của phương pháp này. Để làm được điều này phải có đề tài nghiên cứu từ cấp tỉnh đến cấp bộ, phải có đơn vị để phối hợp cùng ông Yên thực hiện đề tài. Trước đây, cũng có những trường hợp chúng tôi mời về các đơn vị đầu ngành như cấp Sở để tiếp tục nghiên cứu, đưa ra kết quả cuối cùng của phương pháp điều trị. Trường hợp này có kết quả âm tính hay dương tính còn phải chờ kết quả của đề tài nghiên cứu.

                     Chữa thực nghiệm: Bại liệt nhanh khỏi hơn câm điếc

Ngoài việc báo cáo kết quả khảo sát một số trường hợp bệnh nhân đã được ông Yên chữa, tại hội thảo các chuyên gia đã lựa chọn một số bệnh nhân để vị thầy thuốc này chữa thực nghiệm tại chỗ.

Thay mặt đoàn khảo sát, Bác sỹ Nguyễn Quốc Chính, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh, Phó giám đốc Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh đã báo cáo tình trạng của 10 bệnh nhân đã được ông Võ Hoàng Yên điều trị. 5 trường hợp bị liệt không tự đi lại được, sau khi được ông Yên chữa trị có 4 trường hợp đã tự đi lại được, 1 trường hợp bệnh có giảm nhưng chưa giảm rõ. 5 bệnh nhân câm điếc sau khi được chữa trị nhìn chung đều có biến chuyển tốt nhưng mức độ giảm bệnh và khả năng nghe nói là khác nhau. Bác sỹ Chính cũng báo cáo quá trình lập hồ sơ bệnh án những bệnh nhân mới sẽ được điều trị trực tiếp tại hội thảo.

Ngay tại cuộc hội thảo, bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương, GĐ Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cùng bác sỹ Quách ái Đức, PGĐ Sở y tế tỉnh Bình Phước và bác sỹ Trương Hữu Nhàn, GĐ Viện Y học Cổ truyền tỉnh Bình Phước đã xem xét hồ sơ bệnh án, chọn lựa một số số bệnh nhân để ông Yên chữa bệnh thực nghiệm ngay tại chỗ. Các bệnh nhân được lựa chọn theo các tiêu chí như: Không quá nặng hoặc quá nhẹ, không quá 45 tuổi. Theo đó, ông Yên đã chữa thực nghiệm cho 4 bệnh nhân bại liệt, 1 bệnh nhân thoái hóa cột sống, 2 bệnh nhân câm điếc.

Bệnh nhân đầu tiên được chữa bệnh là bà Lê Thị Toán B (SN 1946, ngụ tại xã Lộc Thái, Lộc Ninh) bị liệt nửa người bên phải. Để đưa được bà vào vị trí chữa bệnh phải nhờ hai người đỡ, tay phải của bà dùng mảnh vải buộc lại để treo lên cổ. Sau một hồi được ông Yên bấm huyệt, xoa bóp bằng dầu gió, bà Toán đã có thể đưa tay phải bị liệt lên đụng vào mũi của mình được. Sau khi chữa trị xong, bà nói: "Tôi không tin mình có thể đứng dậy được. ông Yên tiếp tục bấm thêm một số huyệt ở lưng. Trước sự khích lệ của ông Yên, sự hồi hộp của tất cả mọi người tham dự hội thảo, bà Toán đã đứng vững mà không cần người giúp đỡ và tự đi lại được một đoạn và tự ngồi xuống ghế được. Bà Nguyễn Thị ánh Tuyết, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Phước là con gái của bà Toán có mặt tại đây đã bật khóc khi thấy mẹ đi lại được. Bà Tuyết cho biết: "Do bị cao huyết áp và tai biến mạch máu não, mẹ tôi bị liệt nửa người bên phải từ năm 2007. Trước khi đến đây chữa trị, mẹ tôi không tự đi lại được, mọi sinh hoạt đều phải có người giúp đỡ.

Bệnh nhân thứ hai được chữa trị là ông Nguyễn Anh Việt (SN 1943, ngụ tại phường Tân phú, thị xã Đồng Xoài). ông Việt bị liệt nửa người bên phải đã 7 năm. Sau khi bấm huyệt, xoa bóp các khớp ở tay, ông Yên nói bệnh nhân cố gắng đưa tay lên đụng tóc và mũi của mình. Theo thói quen thông thường, ông Việt đưa tay trái lên vuốt tóc (ông bị liệt nữa người bên phải) làm tất cả mọi người chứng kiến bật cười. Sau nhiều cố gắng, ông Việt đã tự đưa tay phải lên đụng mũi của mình, đứng dậy được và đi lại được. Không những vậy, sau khi được ông Yên xoa bóp thêm, ông Việt đã có thể gập chân lại, ngồi chồm hổm trên mặt đất, đứng lên, ngồi xuống khá dễ dàng. Các bệnh nhân bị bại liệt khác cũng có kết quả tức thì khá rõ rệt.

Còn 2 bệnh nhân câm điếc sau khi được chữa trị đều có biến chuyển tức thời. Khi ông Yên nói vào tai bệnh nhân, người bệnh đã tự trả lời nghe nhỏ nhỏ. Cụ thể như bệnh nhân Nguyễn Vũ Thiện, 17 tuổi, bị câm và điếc độ 4, sau khi được bấm huyệt, vỗ vào tai, xoay lưỡi và uống chút nước khoáng đã có thể nghe và nói được, nhưng chưa rõ ràng. Bác sỹ Trương Hữu Nhàn, GĐ Viện y học cổ truyền tỉnh Bình Phước đã kiểm chứng lại trường hợp này bằng cách quay mặt đi chỗ khác và nói thì bệnh nhân không lặp lại được. Đo đó các chuyên gia kết luận hai trường hợp câm điếc được ông Yên chữa thực nghiệm có cảm giác nghe và nói chưa rõ ràng.
P.V (ghi)

(Nguồn: nts)
Tin tức khác:
 
•  Ngọn núi quái thú” và khu rừng sưa lớn nhất Việt Nam (4/9/2011 4:31:55 PM)
•  Vì sao gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng một mét khối? (4/9/2011 4:24:45 PM)
•  ”Tôi từng mơ là hoàng tử Việt Nam” (4/8/2011 2:49:19 AM)
•  Món ăn: thuốc trị viêm đa khớp dạng thấp (2/21/2010 2:40:45 AM)
•  Chữa bệnh ung thư bằng cách ăn thịt cóc (2/2/2010 12:50:31 AM)
•  10 câu nói bất hủ của Bill Gates (2/1/2010 2:09:11 PM)
Giá: 38,000,000 VNĐ
 
Giá: 10,000,000 VNĐ
 
Giá: 280,000,000 VNĐ
 
Giá: 23,000,000 VNĐ
 
Giá: 65,000,000 VNĐ
 
Ngôi nhà gỗ được trả giá 70 tỷ đồng
Cầu gỗ dài nhất VN dẫn đến... Thiên Đường
Ai là người giàu nhất trong lịch sử nhân loại ?
Vườn xuân Trung Nam Bắc
NHỮNG TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC GỖ TUYỆT ĐẸP
http://www.dogolaxuyen.com.vn/
Kiệu Thất Cống La Xuyên
http://www.dogomynghelaxuyen.com
Bản Quyền Thiết kế 2009@ Website http://www.dogolaxuyen.com.Chủ quản: Ông Ninh Thanh Sơn
Trực tuyến: 238 | Lượt truy nhập: 126,836,324
ĐỒ GỖ LA XUYÊN - SỐ 52 ĐƯỜNG SẮT- KCN LA XUYÊN - XÃ YÊN NINH. HUYỆN Ý YÊN. TỈNH NAM ĐỊNH. SỐ 52 ĐƯỜNG SẮT- KCN LA XUYÊN - XÃ YÊN NINH. HUYỆN Ý YÊN. TỈNH NAM ĐỊNH.
ĐT Viettel : 0966.430.568 ĐT Mobifone: 0903.234.375 - Fax: ĐT Vinaphone: 0919.830.818 | Email: dogolaxuyen@gmail.com